23 thg 1, 2013

Trần Thạch cao: Những ưu và nhược điểm

Không ngừng sáng tạo đưa ra những sản phẩm trang trí nội thất mang lại vẻ đẹp hoàn thiện của kiến trúc hiện đại kết hợp tính chuẩn mực của kiến trúc cổ điển,luôn nỗ lực hết mình để trở thành đơn vị nhập khẩu, tư vấn thiết kế, thi công, đối tác chiến lược trong Quảng bá và Xây dựng thương hiệu  trong nghành hàng vật liệu hoàn thiện như: hệ thống trần thạch cao trang trí, trần sợi khoáng, trần tiêu âm, trần nhôm giảm nhiệt, trần Alu, trần composite cách điện, vách ngăn chịu nước ... được ứng dụng cho các Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà công nghiệp, khu vực chuẩn bị thức ăn, y tế cơ sở ...
Chúng tôi trân trọng tư vấn khách hàng về sản phẩm Thạch cao - là vật liệu được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất hiện đại. Tính thẩm mỹ cao và mẫu mã đa dạng chính là ưu điểm của trần thạch cao.
Trước đây, ngoại trừ trần đúc thật, trần nhà thường được làm bằng ván ép, dán simili, carton hoặc đúc giả bê tông.

Các chất liệu này thường ít mẫu mã và không sắc sảo. Vì vậy hiện nay, mọi người thường chuộng sử dụng trần thạch cao cho ngôi nhà của mình.

Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng mãu mã và tính thẩm mỹ cao

Da dạng xuất xứ, mẫu mã phong phú

Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng mãu mã và tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, bạn sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật.
Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác.
Thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc.

Ưu, khuyết điểm của trần thạch cao


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thạch cao xuất xứ khác nhau như: Việt Nam liên doanh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật... Giá cả các loại này không chênh lệch nhau.

Mỗi tấm thạch cao thường có kích thước 1,23x2,41m, tương đương một tấm ván ép. Hai mặt của tấm thạch cao được dán một loại giấy đặc biệt để trét mastic.

Trần thạch cao có hai loại: trần nổi và trần chìm. Ưu điểm của trần nổi là nếu cần sửa chữa, bạn có thể tháo rời hoặc thay tấm hỏng. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.

Ưu điểm của trần chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao.

Trần chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong... nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau.

Khuyết điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.

Những lưu ý khi sử dụng

Ngoài nhà đúc giả, trần thạch cao cũng được ứng dụng vào nhà đúc thật để giấu dây điện, đường truyền Internet hoặc cách âm, cách nhiệt...

Để trần thạch cao được bền và đẹp lâu, bạn càn lưu ý các yếu tố sau:

Thứ nhất, trần thạch cao rất kỵ nước. Trước khi thi công trần thạch cao ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước.

Đặc biệt, với mái ngói, khi mưa lớn tạt vào các khe hở, nước sẽ nhỏ giọt xuống trần. Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Vì vậy, bạn nên trét lại các khe hở của mái ngói.

Để khắc phục vết ố, bạn phải cho thợ xây dựng chà, trét mastic và sơn lại. Tuy nhiên, màu sơn mới rất khó đồng màu với trần nhà cũ.

Nếu thi công kỹ, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 5-10 năm.

Thứ hai, thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại. Thạch cao bị co làm xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng.

Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi trần mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.

26 thg 7, 2011

Thị trường vật liệu ngành trần và vách ngăn

Năm tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng ngành vật liệu xây dựng cao hơn 117% so với cùng kỳ năm 2010.
Nguyên nhân do giá nguyên liệu nhập khẩu và các chi phí sản xuất đầu vào tăng (giá xăng dầu, điện, nước, vận chuyển…). So với 3 tháng đầu năm nay, giá vật liệu xây dựng hiện nay đã có giảm tuy nhiên thị trường vẫn trầm lắng.

Người tiêu dùng trước lựa chọn: Chất lượng và giá cả
Doanh nghiệp khó, người tiêu dùng cũng khó khi phải đứng trước nhiều lựa chọn: có hay không nên xây cất, sửa chữa trong giai đoạn này, lựa chọn sản phẩm chất lượng hay giá rẻ trong áp lực vật giá leo thang. Hiện tại thị trường vật liệu khung trần và vách ngăn đang có rất nhiều thương hiệu khác nhau và cạnh tranh rất khốc liệt, nhiều đơn vị để gia tăng cạnh tranh sẵn sàng giảm chất lượng để hạ giá thành sản phẩm, ngoài ra còn có sự cạnh tranh của các sản phẩm trôi nổi kém chất lượng với giá rất thấp.

Sau nhiều biến cố và các tai nạn liên quan đến sập trần nhà, mới đây nhất là sự cố sập trần chung cư cao cấp Quốc Cường Gia Lai làm cho người tiêu dùng lo ngại về chất lượng của hạng mục trần trong các công trình. Cần phải tỉnh táo, “Tiền nào, của đó” - chất lượng đi kèm với giá cả. Người tiêu dùng cần phải xem xét đến các yếu tố khác ngoài giá cả như thương hiệu, bảo hành...

Các giải pháp thúc đẩy thị trường


Các doanh nghiệp trong ngành đang thực hiện các chiến lược nhằm thúc đầy thị trường… Nhìn quanh thị trường, có thể thấy gần như các doanh nghiệp lớn và có uy tín trong ngành không lựa chọn phương án giảm giá mà có xu hướng: tăng cường các hoạt động chăm sóc, tư vấn khách hàng, chú trọng hơn đến các hoạt động sau bán hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng lòng trung thành của khách hàng hơn nữa bằng chính các hoạt động trên...
Nói như ông Trần Đức Huy – Tổng Giám Đốc Công ty CP Công Nghiệp Vĩnh Tường thì 5 tháng đầu năm có thể gọi là khủng hoảng của các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành trần và vách ngăn nói riêng nhưng không phải vì thế mà quá lo ngại, không giảm giá bằng mọi cách mà thay vào đó tiếp tục đầu tư vào các hoạt động chăm sóc khách hàng, truyền thông, tiếp thị, chia sẻ với khó khăn của khách hàng bằng cách cho ra đời các dòng sản phẩm tiết kiệm với giá cả và chất lượng phù hợp...

Ví dụ đối với các công trình nhà ở hoặc nhu cầu khách hàng mong muốn sản phẩm với giá mềm, Vĩnh Tường có các lựa chọn khác như dòng sản phẩm tiết kiệm khung trần chìm Vĩnh Tường Alpha, Basi, Tika…khung trần nổi Vĩnh Tường FineLine…Ngoài ra, hệ thống sản phẩm của Vĩnh Tường rất đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, đặc biệt là cung cấp các giải pháp thi công cho các công trình với yêu cầu về kỹ thuật đặc trưng hay phức tạp. Đối với các công trình cao cấp như căn hộ, cao ốc văn phòng, trung tâm mua sắm, biệt thự… Vĩnh Tường có các sản phẩm khung như khung trần nổi Vĩnh Tường EliteLine, SmartLine, SlimLine, khung trần chìm Vĩnh Tường Omega, Serra, Triflex hoặc các loại khung vách Vĩnh Tường V - Wall, V – Shaft. Tất cả các sản phẩm khung của Vĩnh Tường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng ASTM C635 và C645 của Hoa Kỳ và được bảo hành 10 năm không rỉ sét. Đây là một trong các yếu tố chính giúp sản phẩm của thương hiệu này được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn và tín nhiệm.

Thị trường vật liệu ngành trần và vách trang trí có hai chủng loại sản phẩm chính là khung và tấm. Hiện các loại tấm trên thị trường rất đa dạng và nhiều thương hiệu khác nhau. Sản phẩm được khách hàng lựa chọn và tín nhiệm có thể kể đến là các loại tấm trần do công ty Vĩnh Tường phân phối. Ngoài sản phẩm tấm thạch cao tiêu chuẩn như chúng ta thường biết, còn rất nhiều các loại tấm chức năng khác như: tấm chống cháy, chống ẩm, chống ồn, chống va đập hoặc các chủng loại tấm khác như tấm calcium silicat, tấm sợi khoáng...

Thị trường ảm đạm, tuy nhiên nhu cầu xây cất và sửa chữa là nhu cầu cần thiết và bất biến. Do vậy, các doanh nghiệp với những chiến lược đúng đắn, đầu tư vào chất lượng và uy tín thương hiệu vẫn đứng vững và phát triển ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.
(Theo Dân trí)

21 thg 7, 2011

Trần thạch cao xương chìm (1)

Các mẫu trần thạch cao đẹp

tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH001

tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH002
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH003
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH004
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH005
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH006
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH007
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH008
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH009
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH010
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH011
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH012
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH013
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH014
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH015
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH016
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH017
tran thach cao depTrần thạch cao chìm _TH018




Hot!  






Trần thạch cao cho ngôi nhà hiện đại

Việc sử dụng đúng và phù hợp loại vật liệu này có ý nghĩa quan trọng giúp trần thạch cao vừa đảm bảo được cả yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật, có tác dụng chống cháy, chống ồn và chịu nhiệt tốt. Ngày nay,công nghệ sử dụng thạch cao đã phát triển nhiều loại nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau một cách có hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi xin giới thiệu một số loại trần thạch cao sử dụng cho nhà và văn phòng dưới đây: trần thả, trần chìm, trần giật cấp. Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện.

tran thach cao


tran thach cao

Cấu tạo:

  • Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
  • Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chớnh để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế
  • Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
  • Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.


Hệ khung trần chìm

Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.

tran thach cao

tran thach cao

Cấu tạo:

Thanh chính: là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ.

Thanh phụ: được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.

Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.

Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.

Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh.

"










"

Vật liệu thạch cao trong xây dựng hiện đại

Hiện nay, thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất bởi sự đa dạng, đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật như chống cháy, chống ẩm, cách âm và tiêu âm.

Thạch cao có thể được sử dụng làm tường, làm trần. Vì vậy hiểu, phân loại và sử dụng đúng cách cho từng mục đích sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngôi nhà cuả bạn.

Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt ...

Đặc tính

- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt.

- Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn. Hơn nữa vì bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại tường bê-tông nên nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội.

- Sau khi hoàn tất trang trí, có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các loại trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí.

- Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng một thời gian dài, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng.

- Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có độ cong vênh.

Khả năng cách nhiệt và cách âm

tran thach cao

- Tấm thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó không hấp thu độ nóng và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như bê-tông, gạch, kính… Do vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa.

- Vì có đặc tính cách nhiệt nên tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi cho trần và tường nội thất để ngăn ngừa hỏa hoạn. Hơn nữa, nó cũng rất thường được dùng như là phần bọc ngoài của các cấu trúc cao tầng nhằm ngăn ngừa thiệt hại trong trường hợp có cháy. Tấm thạch cao có khả năng chịu đựng được lửa trong hơn 3 giờ đồng hồ.

- Một chức năng khác nữa là cách âm. Tấm thạch cao có khả năng làm giảm đi âm thanh từ khoảng giữa 35-60dB. Đây chính là lý do vì sao các rạp hát, nhà máy… thường chọn tấm thạch cao cho hệ thống cách âm.

An toàn sức khoẻ và môi trường

Không độc hại: Tấm thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất gây ung thư. Trong trường hợp hỏa hoạn, tấm thạch cao sẽ không sản sinh ra khí độc hại. Vì thế tấm thạch cao bảo đảm một môi trường khỏe mạnh và an toàn.

Dễ dàng lắp đặt: tấm thạch cao có thể dễ dàng lắp ráp với khung thép, khung gỗ hoặc có thể dễ dàng ghép vào tường bê-tông bằng một hợp chất keo dính (Dri-wall Adhesive), đồng thời dễ dàng sửa chữa với những nơi bị hư hỏng mà không phải thay toàn bộ tấm, giúp tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí.

Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng tấm thạch cao chỉ vào khoảng 6.5-9.5kg/m2, rất dễ dàng vận chuyển, xử lý hoặc lưu kho mà không cần phải thay đổi kết cấu.

Quy cách chung

Tấm thạch cao có 2 kiểu cạnh chính, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau:Thi công trần nổi (T-Bar), trần chìm và hệ thống tường nội thất.

Tấm cạnh vuông (SE – Square Edge):

tran thach cao

Thích hợp thi công trần nổi (T-Bar) và hệ thống tường nội thất – không cần xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao.

Tấm cạnh vát (RE - Recessed Edge, TE - Tapered Edge):

tran thach cao

Thích hợp cho thi công các loại trần và tường nội thất cần bề mặt phẳng - phải xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao bằng bột thạch cao xử lý mối nối chuyên dùng.

Lưu ý:

- Tấm thạch cao là loại vật liệu kỵ nước. Do vậy, trước khi thi công cần phải kiểm tra toàn bộ mái và hệ thống nước trong nhà, tránh sự rò rỉ của nước xuống hệ thống trần và tường thạch cao.

- Trần thạch cao có tính bền vững, nếu thi công đúng kỷ thuật, tuổi thọ trung bình của trần thạch cao trên 10 năm.

- Thạch cao vẫn bị co ngót vật liệu, cho nên phải chấp nhận hiện tượng nứt trần ở các chỗ trét mastic khi thi công trần khung chìm hoặc tường nội thất. Những vết nứt này có khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ. Do vậy đễ hạn chế hiện tượng này, cần phải thi công đúng yêu cầu kỹ thuật, xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao bằng bột chuyên dùng, trong trường hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến của nhà phân phối.

Phân loại:

A.Thạch cao chịu nước và chống cháy :

Đặc tính

Được làm bằng bột thạch cao trộn lẫn với thủy tinh để tạo đặc tính chống cháy. Giấy bao thạch cao được thiết kế để cách nhiệt từ 1-3 h.
Tấm thạch cao chịu nước dùng cho trang trí trần và vách ngăn, rất tiện dụng vì có những đặc tính như: siêu nhẹ với công nghệ tạo bọt thạch cao, không bắt lửa, không lan truyền lửa, ngăn cháy, không sinh ra khói bụi như tấm bao giấy hoặc phủ các loại vật liệu khác và không phát nóng khi ngăn cháy, ngăn ngừa được nấm mốc.

Công dụng

Dùng để lắp đặt tại các khu vực có yêu cầu ngăn cháy như: lối thoát hiểm, nhà kho, nhà hát... Dùng để bao phủ bên ngoài cấu trúc khung thép nhằn ngăn chặn sự biến dạng của cấu trúc này trong trường hợp hỏa hoạn.

Tấm thạch cao chống cháy có khả năng chống cháy lên đến 2 tiếng tùy theo chiều dày cũng như số lớp tấm lắp đặt cho vách. Loại tấm chống cháy thường được sử dụng cho khu vực thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin.

B.Thạch cao cách âm:

Đặc tính

Sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ đặc biệt với lớp giấy phản âm Glass Matt và cấu trúc lỗ hổng tròn. Mức độ cách âm của vách và trần thạch cao phụ thuộc vào chiều dày tấm cũng như số lớp lắp đặt cho vách và trần. Khả năng tiêu âm lên đến hơn 70%.

Công dụng

Những sản phẩm này thích hợp cho các không gian như chiếu bóng, phòng sinh hoạt, phòng ngủ, phòng hội họp… và cả những căn hộ tiếp xúc trực tiếp tiếng ồn, công trình gần đường giao thông có yêu cầu cao về vật liệu cách âm.

Dễ sử dụng, không hại sức khỏe và thân thiện môi trường, bền và nhẹ.

Chất lượng (hiệu quả)giảm âm: Được gia cường bằng vải thủy tinh nên tạo cho tấm thạch cao tiêu âm đạt được tỷ lệ giảm tiếng ồn vượt mức 0.6 NRC.

tran thach cao

tran thach cao

Tấm trần thạch cao tại Trung tâm Hội nghị quốc gia

Biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm và khung nổi

Trần thạch cao khung nổi :

tran thach cao

-Bước 1: Xác định độ cao trần
Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
-Bước 2 : Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳthuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
-Bước 3 – 4 : Phân chia trần
Đểđảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là :
610mm x 610mm 600mm x 600mm
610mm x 1220mm 600mm x 1200mm
-Bước 5 : Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
-Bước 6 :Thanh dọc (thanh chính )
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
-Bước 7 : Thanh ngang ( thanh phụ )
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mmvà 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm )
-Bước 8 : Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
-Bước 9 : Lắp đặt tấm lên khung
Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.
-Bước 10 : Kẹp tường
Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường
-Bước 11 : Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trầnùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.

Trần thạch cao khung chìm:
tran thach cao

-Bước 1: Xác định độ cao trần
Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
-Bước 2 : Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳthuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
-Bước 3 : Phân chia lưới của thanh chính
Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh
-Bước 4: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là 200mm ( nếu đầu thanh không được bát vít liên kết với vách ) hoặc 400mm ( nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách ).
-Bước 5 :Thanh dọc (thanh chính )
Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm
-Bước 6 : Thanh ngang ( thanh phụ )
Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu.
-Bước 7 : Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng
-Bước 8 : Lắp đặt tấm lên khung
Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng cách các vít không quá 200mm
-Bước 9 : Xử lý mối nối
Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét.
-Bước 10 : Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.

Nguồn: www.diatrunghai.vn

Hướng dẫn thi công trần thạch cao

Xin giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt và hoàn thiện trần nhà thạch cao để bạn có thể tự thi công hoặc giám sát thi công cho ngôi nhà của mình.tran thach cao

Hệ khung trần nổi: Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng
Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.

Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.

Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.

Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.

Hệ khung trần chìm: Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước nivo, đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan và định khoảng lỗ đinh chốt không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.

Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty zen của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000m.


Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính.

Trần thạch cao, vách thạch cao

Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các mũ vít phải chìm vào mặt tấm.

Bước 7: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by |Khach san quan 1| | Bloggerized by |- Premium Blogger Themes | Saigon hotel| hotel saigon | đào duy từ | trường thpt tốt nhất | Cầu thang kính| cửa nhôm kính |Món ăn ngày tết